Chi phí sinh hoạt trung bình khi du học Phần Lan
chi phí sinh hoạt tại Phần lan
Khi du học Phần Lan, sinh viên thường mất khoảng 700 – 900 Euro/tháng cho cuộc sống sinh hoạt, phụ thuộc vào nơi các em sinh sống và phương pháp chi tiêu. Đắt đỏ nhất là ở Helsinki với mức khoảng 810 – 980 Euro/tháng, theo sau đó là Jyvaskyla: 700 – 750 Euro/tháng, Tampere: 730 – 850 Euro/tháng và Oulu: 550 – 770 Euro/tháng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu sinh viên nắm được bí quyết chi tiêu hợp lý và học tập tại những thành phố có mức sống vừa phải thì chỉ cần 310 – 525 Euro/tháng.
Tiền thuê nhà tại Phần Lan
Chiếm 44% trong tổng ngân sách hàng tháng của du học sinh Phần Lan, tiền thuê nhà tại Phần Lan có sự chênh lệch do hình thức nhà ở mà các em lựa chọn. Nếu sinh viên muốn sống một mình thì sẽ cần 416 Euro/tháng, ở chung với bạn bè thì tốn khoảng 160 – 380 Euro/tháng và sống trong những khu chung cư sẽ tầm 329 Euro/tháng.
Nhiều khu chung cư tại Phần Lan có giới hạn số lượng nên thường chỉ có 32% sinh viên tìm được nhà ở như ý, phần còn lại sẽ cư trú trong những loại hình khác. Tuy có sự lựa chọn khác nhau nhưng nhìn chung du học sinh khá hài lòng khi sinh hoạt tại Phần Lan. Theo trang Mastersportal.eu thì có đến 84% sinh viên hài lòng về nhà ở của xứ sở ngàn hồ – tỉ lệ cao nhất của Châu Âu về vấn đề này.
Chi phí ăn uống
học phí du học phần lan
Chi phí ăn uống của du học sinh Phần Lan thay đổi rất nhiều giữa các thành phố. Nhìn chung, trung bình mỗi tháng, sinh viên sẽ tốn khoảng 260 Euro để mua thực phẩm tại các siêu thị địa phương. Nhiều em thường lựa chọn các siêu thị bình dân như Lidl, Sale, Alepa và K-Market để được hưởng nhiều ưu đãi về giá.
Nếu sinh viên muốn “đổi gió” thì sẽ chọn thưởng thức bữa ăn trong các nhà hàng sang trọng với giá khoảng 11 Euro. Còn nếu sinh viên đến với các cửa hàng tầm trung thì chỉ mất 60 Euro cho bữa ăn đủ 3 món dành cho hai người.
Chi phí đi lại khi du học Phần Lan
Khoảng 33% sinh viên chọn phương tiện giao thông để di chuyển trong thời gian du học Phần Lan.
Vé đi lại dành cho sinh viên sẽ dao động từ 35 – 50 Euro, nếu các em muốn thuê xe hơi thì sẽ cần 230 Euro/5 ngày. Ngoài những khoản trên, chi phí du học Phần Lan cũng có thêm nhiều khoản khác như phí sinh viên (khoảng 100 Euro/năm) và chi phí cho các hoạt động xã hội (100 Euro/tháng).
Thời hạn thanh toán
Học phí năm học hoặc học phí học kỳ 1 và các khoản phí khác đóng trước ngày 14/08/2021
Học phí học kỳ 2 đóng trước ngày 31/12/2021
Chính sách ưu đãi đóng sớm:
Thanh toán học phí nguyên năm trước 26/05/2021: giảm 10%
Thanh toán học phí nguyên năm từ 27/05/2021 đến hết ngày 16/07/2021: giảm 5%.
Chính sách ưu đãi học phí cho anh chị em ruột
Ưu đãi 10% học phí cho con thứ 2 trở đi (tính học sinh nhỏ tuổi hơn) tham gia học tại VFIS cùng thời điểm. Mức ưu đãi cũng được áp dụng đối với các học sinh đóng học phí theo kỳ.
Học phí bao gồm:
Đối với học sinh đang theo học năm học 2020 - 2021 tại trường, nhà trường sẽ ưu tiên giữ chỗ cho năm học 2021 - 2022 với các điều kiện sau:
Nhà trường nhận được phản hồi sẽ tái nhập học của Quý Phụ huynh theo quy trình đăng ký tái nhập học trước ngày 29/04/2021.
Nhà trường nhận được phí giữ chỗ hoặc nhận được học phí cho năm 2021-2022 trước ngày 26/05/2021.
Học sinh mới cần đóng phí này (hoặc học phí) trong vòng 14 ngày làm việc sau khi nhà trường gửi thư mời học đến mỗi học sinh. Sau thời hạn này, nếu huynh vẫn chuyển khoản phí giữ chỗ cho nhà trường mà nhà trường không còn chỗ học để tiếp nhận học sinh thì nhà trường sẽ hoàn trả lại 100% khoản phí này.
Trường hợp học sinh đáp ứng điều kiện nhập học và phụ huynh đóng phí giữ chỗ nhưng sau đó không có nguyện vọng cho con học tại trường thì phí giữ chỗ sẽ không được hoàn lại.
Trường hợp Học sinh đáp ứng các yêu cầu nhập học, phụ huynh đóng phí giữ chỗ theo thời hạn thông báo của Trường và trước 01/07/2021 nhưng sau đó nhà trường nhận thấy hồ sơ học tập của học sinh không đủ yêu cầu để học tại trường thì nhà trường sẽ hoàn lại 100% phí giữ chỗ.
3. Phương thức thanh toán
Quý phụ huynh vui lòng thanh toán theo các phương thức sau để hoàn tất thủ tục nhập học:
Tiền mặt:
Phụ huynh đến đóng tiền trực tiếp tại Bộ phận Tài chính, Phòng Quản trị Tổng hợp, trường Quốc tế Việt Nam Phần Lan.
Chuyển khoản (Ưu tiên)
Thông tin tài khoản chuyển tiền Việt Nam đồng của trường Quốc tế Việt Nam Phần Lan:
Tên tài khoản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Số tài khoản: 007.100.0973022
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Ngoại thương – Chi Nhánh Tp. Hồ Chí Minh
Nội dung chuyển khoản : Mã hồ sơ - Họ và tên học sinh - Số điện thoại
Quý Phụ huynh vui lòng thanh toán đủ các khoản phí theo thông báo, không bao gồm phí chuyển khoản.
Nhà trường sẽ không hoàn trả phần học phí còn lại đối với những trường hợp Học phí đóng theo kỳ
Phí giữ chỗ chưa được cấn trừ vào học phí từ đầu năm học sẽ được hoàn trả khi phụ huynh điền đầy đủ thông tin vào Phiếu Thông báo nghỉ học của Trường và nộp cho phòng Tuyển sinh Nhà Trường tối thiểu 45 ngày (bao gồm cả ngày cuối tuần và nghỉ lễ) trước ngày học cuối cùng của Học sinh tại trường.
Tại thời điểm chưa bắt đầu năm học 2021-2022
Trong trường hợp phụ huynh đã đóng học phí theo năm học hoặc theo học kỳ nhưng không có nguyện vọng cho con học tại trường nữa, phụ huynh điền đầy đủ thông tin vào Phiếu Thông báo nghỉ học của Trường và nộp cho phòng Tuyển sinh Nhà Trường:
Phần Lan
Phần Lan được mệnh danh là “đất nước xanh” – nơi có chất lượng cuộc sống được đánh giá tốt hàng đầu thế giới. Chính phủ đã miễn toàn bộ học phí cho các du học sinh theo học bậc đại học và tiến sĩ.
Theo trang to studyinfinland.fi, cho năm học 2016, Phần Lan không yêu cầu học phí cho bất cứ khóa học nào. Tuy nhiên, kể từ mùa thu năm 2017, nước này sẽ áp dụng mức học phí cho sinh viên đến từ các nước ngoài khối Liên minh châu Âu muốn theo học các khóa bằng tiếng Anh (ở cả hai bậc Đại học và Thạc sĩ).
Tuy nhiên, các khóa Tiến sĩ vẫn được miễn học phí vào năm sau.
Sinh viên du học Phần Lan chỉ phải chi trả mức sinh hoạt phí khoảng 4.500 – 6.000/năm Euro tùy theo mức chi tiêu.
Ngoài ra, sinh viên cũng được phép làm thêm 20h/tuần và làm toàn thời gian trong tất cả các kỳ nghỉ lễ, tết trong năm; lương làm thêm khoảng 9 – 15 Euro/giờ. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp, sinh viên được phép ở lại nước một năm để làm việc lấy kinh nghiệm.
Một điều tuyệt vời khác cho những bạn trẻ đang có ý định du học Phần Lan là thủ tục visa thường khá đơn giản so các nước khác và không cần phải chứng minh tài chính.
Áo
Theo thông tin từ trang studyinaustria.at, nếu bạn là sinh viên ngoài khối Liên minh châu Âu thì sẽ phải đóng khoảng 363,36-726,72 Euro/học kỳ cho học phí, cộng thêm 17,50 Euros cho quỹ Hội Sinh viên và 50 Euros Bảo hiểm mỗi học kỳ. Nếu đến từ những nước phát triển, có thể bạn sẽ được miễn học phí tại các trường công và chỉ phải đóng quỹ Hội Sinh viên và Bảo hiểm. Ở Áo, chi phí sinh hoạt ướt tính 800 Euros/tháng bao gồm chỗ ở, ăn uống và chi tiêu cá nhân.
Na Uy
Studyinnorway.no cho biết, theo quy định, các trường đại học và cao đẳng công tại Na Uy miễn học phí cho mọi sinh viên bao gồm sinh viên quốc tế.
Quy định này áp dụng cho mọi bậc học bao gồm đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Tuy nhiên, một số trường đại học công và cao đẳng sẽ có yêu cầu học phí đối với một số khóa học chuyên biệt, chủ yếu ở bậc thạc sĩ. Sinh viên cũng cần trả một khoản phí năm học khoảng 300-600 NOK/kỳ.
Ngoài ra, các sinh viên quốc tế không phải trả học phí cao hơn các sinh viên trong nước.
Tuy có sự ưu tiên về học phí, nhưng Na Uy vẫn có một điểm hạn chế khiến sinh viên quốc tế “ngần ngừ” với điểm đến này, đó là do chi phí sinh hoạt tại Na Uy cao hơn nhiều quốc gia khác. Chi phí ở đây trung bình khoảng 90.000-100.000 NOK/năm (khoảng 9.500 đến 10.500 euros/năm).
Tương tự Phần Lan, học Đại học và sau Đại học tại Đức không mất học phí; từ học kỳ mùa đông năm 2013 – 2014, chỉ còn 1/16 bang của Đức thu học phí nhưng chỉ khoảng 500 Euro/học kỳ.
Cụ thể, theo trang internationale-studierende.de, study-in.de, và research-in-germany, từ tháng 10 năm 2014, mọi trường đại học ở Đức sẽ miễn học phí bậc Đại học cho mọi sinh viên, kể cả sinh viên quốc tế. Tại một số trường đại học Liên bang, trường sẽ yêu cầu một khoản phí xây dựng khoảng 50 euros và/hoặc phí quản lý khoảng 50 euros.
Chi tiết các khoản phí có thể thay đổi trong tương lai nên hãy chắc rằng bạn thường xuyên cập nhật.
Khác với bậc Đại học, hầu hết các khóa học thạc sĩ tại Đức đều có học phí tuy nhiên thấp hơn nhiều quốc gia khác. Còn ở các chương trình tiến sĩ tại Đức về cơ bản đều được gần như miễn học phí (các nghiên cứu sinh chỉ phải đóng học phí sau khi hoàn thành 6 học kỳ và chỉ phải trả phí xây dựng khoảng 150-200 Euros/kỳ).
Các nghiên cứu sinh thường được trả lương theo dự án nghiên cứu hoặc nhận học bổng.
Nếu xác định sống ở Đức, bạn nên chuẩn bị từ 500-800 euros/tháng cho chi phí ăn ở, đi lại và các phụ phí khác. Sinh viên được làm thêm 120 ngày/năm, với mức lương bình quân 7 Euro/giờ. Như vậy, sinh viên du học Đức có thể kiếm được khoảng gần 7000 Euro/năm để tự trang trải chi phí sinh hoạt.
Chính phủ Đức cũng tạo điều kiện cấp visa cư trú dài hạn khi bạn có hợp đồng làm việc lâu dài. Nếu bạn muốn về nước làm việc, Đức có chính sách hồi hương cho sinh viên với mức hỗ trợ đến 10.000 Euro.
Thụy Điển
Theo trang studyinsweden.se, lệ phí nộp và học phí ở Thụy Điển áp dụng cho các sinh viên không phải là công dân của các nước khối Liên minh châu Âu/Bắc Âu hoặc Thụy Sĩ cho cả hai bậc đại học và thạc sĩ. Các trường ở Thụy Điển có khá nhiều chương trình học bổng toàn phần hoặc một phần cho sinh viên quốc tế theo hình thức miễn giảm học phí.
Ở bậc tiến sĩ, các vị trí nghiên cứu sinh thường được tuyển sinh dưới dạng có lương (được chi trả bởi các trường đại học hoặc các nhà tài trợ bên ngoài). Điều này nghĩa là nếu sang đây làm nghiên cứu sinh, bạn sẽ không phải trả phí mà còn được nhận lương hàng tháng.
Tây Ban Nha đang là một điểm đến thu hút nhiều bạn trẻ bởi mức học phí, sinh hoạt phí thấp. Do được chính phủ hỗ trợ nên mức học phí du học Tây Ban Nha đặc biệt thấp so với các quốc gia châu Âu khác, chỉ khoảng 700 – 1000 Euro/năm; học phí thạc sĩ khoảng 1.700 – 3000 Euro/năm; chi phí sinh hoạt cũng “siêu rẻ”, chỉ khoảng 400 – 600 Euro/tháng. Sống và học tập tại Tây Ban Nha, bạn còn được đi làm thêm 20 giờ/tuần.
Bằng cấp của Tây Ban Nha theo tiêu chuẩn châu Âu, được chứng nhận toàn châu Âu, châu Mỹ, châu Á; trong đó có các lĩnh vực đào tạo nổi bật như: Du lịch, kiến trúc, xây dựng, năng lượng, viễn thông…
Học tập tại Pháp miễn phí (hoặc giá thành rẻ)
Bạn thắc mắc khi đi du học ở Phần Lan sinh viên sẽ tiêu tốn bao nhiêu cho sinh hoạt phí một tháng? Và chi cho những gì? Bạn có biết chi phí ăn ở tại Phần Lan cho du học sinh thậm chí rẻ hơn Singapore?
Được hưởng giá nhà ưu đãi
Trường đại học ở Phần Lan không có ký túc xá.
Tuy nhiên mỗi thành phố đều có một công ty chịu trách nhiệm xếp nhà cho sinh viên. Giá nhà sinh viên thường rẻ hơn gần 50% so với giá thị trường và cũng có nhiều loại hình nhà ở cho bạn chọn. Không phải chen chúc vào kí túc xá giường tầng, bạn sẽ có hẳn phòng riêng và chỉ dùng chung bếp và toilet với 2 người khác thôi. Trung bình một phòng như vậy khoảng 250 euro/tháng ĐÃ BAO GỒM điện, nước, internet hết nha.
Được giảm 50% thức ăn trong trường
Khi có thẻ sinh viên, bạn sẽ được auto giảm 50% bữa ăn tại căng tin trường nhé. Trung bình chỉ còn 3 euro/bữa bao gồm món chính, salad, bánh mì và sữa lấy thoải mái. Ăn no căng mà giá siêu hạt dẻ luôn!
Nếu bạn tự nấu ăn ở nhà thì có thể mua đồ tại siêu thị, có nhiều mức giá vừa túi tiền sinh viên và Phần Lan cũng không lạm phát cao, nên giá nhu yếu phẩm không tăng nhiều. Tổng chi phí ăn uống/tháng khoảng 150 euro.
Được giảm 50% tiền tàu xe
Nếu nhà xa và cần đi bus hay tàu đến trường, bạn có thể mua vé đi lại cho sinh viên, chỉ bằng 50% mức dành cho người đi làm. Ở thành phố lớn thường có hẳn 1 loại thẻ đi lại, tốn khoảng 30 euro/tháng có thể sử dụng hết tất cả các loại phương tiện công cộng, đi bao nhiêu lần cũng được.
Thông tin này được chia sẻ tại ngày "Lớp học Phần Lan” diễn ra vào ngày 28/10 tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Trường phổ thông quốc tế Việt Nam – Phần Lan sẽ tuyển sinh vào tháng 6/2019 từ lớp 1 đến 12. Tuy nhiên, năm đầu tiên mới chỉ tuyển sinh từ lớp 1 đến lớp 9 với hai chương trình gồm chương trình quốc tế 100% tiếng Anh và chương trình 50% tiếng Anh.
Cụ thể, mức học phí dự kiến đối với chương trình quốc tế 100% tiếng Anh do giáo viên Phần Lan giảng dạy ở bậc tiểu học (lớp 1 đến lớp 5) ước tính khoảng 310-340 triệu/năm; Mức học phí ở bậc THCS (lớp 6 đến lớp 9) dự kiến từ 345 - 380 triệu/năm. Học sinh được cấp bằng Tú tài quốc tế khi kết thúc khóa học.
Đối với chương trình 50% tiếng Anh do giáo viên nước ngoài giảng, bậc tiểu học có mức học phí ước tính từ 150-170 triệu/năm, bậc THCS từ 170-200 triệu/năm, cấp bằng tốt nghiệp THPT Việt Nam.
Nhà trường chỉ áp dụng chính sách miễn giảm học phí với mức 10% cho con em có cha hoặc mẹ làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước. Đối với học sinh có cha hoặc mẹ đang làm việc tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng được miễn giảm từ 11 đến 25% học phí tùy vào thâm niên công tác của phụ huynh.
Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan thuộc Trường ĐH Tôn Đức Thắng được thành lập theo quyết định 5834 của UBND TP.HCM vào tháng 11/2016. Tháng 11/2017 trường chính thức khởi công xây dựng do độ ngũ kiến trúc sư Phần Lan trực tiếp thiết kế, giám sát xây dựng và sáng tạo môi trường sư phạm.
Theo bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM quá trình để thành lập trường cũng rất nan nan, thách thức vì đây là lần đầu tiên ở TP.HCM có mô hình trường quốc tế trong trường công.
Thành phố xem đây là mô hình mới để nhân rộng trong hệ thống trường công của thành phố, nhưng Trường phổ thông quốc tế Việt Nam – Phần Lan phải chứng minh về chương trình, sở vật chất, đội ngũ giáo viên...
Trường phổ thông quốc tế Việt Nam- Phần Lan sẽ tổ chức giảng dạy đồng thời chương trình giáo dục Phần Lan và chương trình giáo dục Việt Nam. Chương trình giáo dục Phần Lan được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do giáo viên Phần Lan phụ trách, và chương trình giáo dục Việt Nam do giáo viên Việt Nam và Phần Lan phụ trách, giảng dạy bằng tiếng Việt.
Chương trình giáo dục Việt Nam sẽ được "Phần Lan hóa", tức chương trình Việt Nam nhưng được giảng dạy theo phương pháp của Phần Lan kết hợp tăng cường khả năng tiếng Anh.
Học bổng du học Phần Lan 100% học phí
Thân gửi: Quý phụ huynh và các em học sinh,
Tìm hiểu thêm về: Du học nghề phần lan miễn phí
Hồ sơ đơn giản, điều kiện dễ dàng tỉ lệ Visa gần như tuyệt đối
Một đặc điểm nổi bật của Du học Phần Lan là quá trình làm hồ sơ khá đơn giản. Chứng minh tài chính du học Phần Lan không hề khó khăn phức tạp như các nước khác.
Việc tuyển chọn qua các kỳ thi đầu vào với chương trình Đại học và một số chương trình Thạc sĩ dễ dàng. Học sinh chỉ cần phải có IELTS từ 5.5 – 6.5 đủ điều kiện tuyển sinh. Điều này để đảm bảo cho chất lượng giáo dục hàng đầu của nước nhà.
Khi du học Phần Lan, HSSV Việt Nam thường chọn chương trình cử nhân và thạc sĩ. Điều kiện đầu vào khác nhau giữa hệ thống nghiên cứu và khoa học ứng dụng, cụ thể:
Một đất nước an toàn và đáng sống nhất trên thế giới
Theo World Economic Forum (WEF), Phần Lan là quốc gia an toàn nhất trên thế giới. Chất lượng cuộc sống , y tế cũng như giáo dục cũng luôn nằm trong “top” đầu. Không những thế, quốc gia Bắc Âu này cũng xếp hàng thứ 2 trong bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Phần Lan – Một trong những đất nước an toàn và đáng sống nhất thế giới
Phần Lan là một quốc gia có nhiều cảnh đẹp, khí hậu trong lành. Trong các kỳ nghỉ, du học sinh có thể đi thăm thú khu vực bờ biển phía tây.
Chiêm ngưỡng ánh sáng phương Bắc hoặc Đảo Suomenlinna. Pháo đài quân sự được xây dựng từ 6 hòn đảo và tận hưỡng cảnh đẹp của vịnh Helsinki. Đơn giản hơn, bạn có thể đi quanh thành phố để khám phá lịch sử và nền văn hoá của Phần Lan
Một điều nữa khiến Phần Lan là nơi đáng để du học là người bản địa. Con người Phần Lan dù ở xứ lạnh nhưng rất ấm áp, cởi mở và chân thật. Mặc dù người Phần Lan khá thông minh nhưng họ rất khiêm tốn. Quốc gia này cũng sở hữu một nền nghệ thuật sôi động cùng ẩm thực phong phú. Hàng năm, có đến hàng trăm lễ hội lớn nhỏ và các sự kiện thể thao để bạn tham gia.
Cơ hội làm thêm và việc làm, định cư
Chính phủ Phần Lan quy định sinh viên được phép làm thêm 20 giờ mỗi tuần và làm việc toàn phần trong các kỳ nghỉ lễ, Tết trong năm. Lương làm thêm từ 8 EUR đến 15 EUR mỗi giờ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được phép ở lại một năm để làm việc. Đây là cơ hộ tuyệt vời để bạn vừa học tập và làm việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho sau này.
Vấn đề mà nhiều nước phát triển đang phải đối mặt chính là cơ cấu dân số già, Phần Lan cũng không là ngoại lệ. Hiện nay, quốc gia này đang tìm kiếm nguồn nhân lực thay thế trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là y tế và công nghệ di động, để bù đắp những vị trí còn thiếu khi nhóm lao động hiện nay tới tuổi nghỉ hưu.
Chính phủ Phần Lan đã ban bố nhiều chính sách để thu hút lao động quốc tế đến với Phần Lan để công tác, vì thế nếu du học Phần Lan, sinh viên quốc tế không những được thụ hưởng nền giáo dục chất lượng mà còn có cơ hội được làm việc và định cư lâu dài tại đây.
Dễ dàng du lịch và khám phá châu Âu
Tổng quan du học Phần Lan
Dân số: 5,3 triệu người
Diện tích: 338.145 km2
Thủ đô: Helsinki
Quốc khánh: 6/12
Ngôn ngữ: Tiếng Phần Lan và Thụy Điển
Tiền tệ: Đồng Euro
Các thành phố lớn: Helsinki, Espoo, Tampere, Vantaa
Ngày 6/12/1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, thành lập nền Cộng hoà và trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu từ năm 1995. Phần Lan cũng là nước Bắc Âu duy nhất tham gia hệ thống đồng tiền chung Châu Âu với tư cách là thành viên sáng lập vào tháng 1/1999.
Đặc điểm địa lý:
Nằm trong khu vực Bắc Âu, phía Đông và Nam giáp Nga, bắc giáp Na Uy, tây giáp Thụy Điển và biển Baltic, Phần Lan có đường biên giới dài 727km với Na Uy, 614km với Thụy Điển và hơn 1.340km với Nga.
VNPC Giới thiệu về Phần Lan
Có một điểm đặc biệt là Phần Lan có tới 188.000 ao hồ rải rác khắp cả nước, chính vì thế mà đất nước này được biết với cái tên “Đất nước của hàng nghìn ao hồ”. Với diện tích lãnh thổ 337.000 km2, Phần Lan có bờ biển dài và hơn 80,000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 hòn đảo lớn nhất là Aland và Kemio – được biết đến là những hòn đảo đẹp nhất thế giới.
Với diện tích rừng chiếm ¾ diện tích cả nước, Phần Lan cũng là một đất nước rất giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên rừng như: gỗ xây dựng, quặng sắt, chì, kẽm, niken, vàng, bạc, đồng đỏ,…
Khí hậu:
Nằm ở phía cực Bắc, chỉ sau Iceland, nhiệt độ trung bình năm của Phần Lan khá thấp chỉ khoảng 6 -10*C. Thậm chí trong mùa Đông, nhiệt độ có thể hạ xuống mức thấp nhất -40*C. Tuy nhiên, nhờ một phần có dòng nước ấm từ Vịnh Mehico từ Đại Tây Dương, nên nhìn chung khí hậu Phần Lan tương đối ôn hòa với 4 mùa rõ rệt.
Mùa Đông: Từ tháng 12 đến tháng 2. Nhiệt độ thấp nhất xuống tới – 40*C
Mùa Xuân: Từ tháng 2 đến tháng 5. Nhiệt độ khoảng từ 0 – 10*C
Mùa Hè: Từ tháng 6 đến tháng 8. Nhiệt độ khoảng từ 10 -24*C, có thể lên đến cao nhất 35*C. Đây cũng là đất nước với mùa hè ấm nhất Châu Âu
Mùa thu. Từ tháng 9 đến tháng 11. Nhiệt độ dưới 10*C
Kinh tế:
Phần Lan hiện là một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất thế giới, đặc biệt là trong các ngành hàng điện tử, công nghệ thông tin, phần mềm tin học, điện tử viễn thông và điện thoại di động. Công nghệ hiện đại chính là chìa khóa của sự phát triển với các ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống với chuyên môn hóa cao.
Đây cũng là một trong sáu quốc gia sản xuất giấy và bìa cứng lớn nhất thế giới, nền tảng quan trọng giúp Phần lan phát triển thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới với thu nhập đầu người đạt USD 25,440. Các ngành công nghiệp nổi bật của Phần Lan:
Công nghiệp gỗ giấy là một ngành truyền thống của Phần Lan với chất lượng tuyệt hảo và mẫu mã bắt mắt được chế tác tinh xảo.
Công nghiệp đóng tàu, vận tải: chế tạo các loại tàu đặc biệt như tàu phá băng, tàu chở khách, dàn khoan dầu và tàu nghiên cứu biển
Công nghiệp luyện kim: Đây là một trong những nước đứng đầu Tây Âu về sản xuất đồng 65.000 tấn/ năm và kẽm 175.000 tấn/năm.
Công nghiệp hóa chất, dược phẩm, điện tử
Giao thông
Cũng giống như phần lớn các nước Tây Âu khác, đường xá ở Phần Lan được bảo trì khá tốt, trải thảm nhựa và các biển báo đường rất rõ ràng giúp bạn dễ dàng tìm được đường đi cho mình. Các phương tiện giao thông công cộng như tàu hỏa và xe bus có chất lượng cao và có các điểm đến trên mọi miền đất nước.
Bên cạnh đó, Phần Lan cũng là đất nước có mạng lưới hàng không dày đặc nhất và rẻ nhất Châu Âu, theo đó, chỉ mất khoảng 2 tiếng cho một chuyến bay xuyên Phần Lan.
Nếu bạn di chuyển bằng phương tiện các nhân thì nên nhớ tất cả các xe có động cơ phải dùng đèn trước vào lúc hoàng hôn hay trong sương mù/ mưa, đèn trước phải bật liên tục khi ra khỏi khu dân cư. Ở Phần Lan, luật lái xe khi có nồng độ cồn vượt quá quy định rất nghiêm ngặt và kiếm tra thường xuyên với nồng độ cồn trong máu không được vượt quá 0.05.
Một điểm đặc biệt nữa là, tại Phần Lan, biển báo hiệu có động vật như nai sừng tấm, tuần lộc được đặt ở những chỗ mà những con vật này đã từng đí qua, đặc biệt là vào mùa hè và lúc trời sắp tối, bạn nên lưu ý chính tốc độ và quan sát kĩ khi thấy có những biển báo này.
Hệ thống giáo dục Phần Lan
Giáo viên Phần Lan có trình độ học vấn cao và cam kết tận tâm với nghề.
Tổng quan du học Phần Lan
Mục tiêu chính của chính sách giáo dục Phần Lan là cung cấp cho mọi công dân cơ hội được giáo dục bình đẳng. Kết cấu hệ thống giáo dục đã thể hiện rõ những nguyên tắc bình đẳng này. Hệ thống này có tính thẩm thấu cao, nghĩa là không có ngõ cụt ngăn cản sự phát triển lên các cấp học cao hơn.
Trọng tâm trong giáo dục là học tập hơn là kiểm tra. Không có bài kiểm tra quốc gia cho học sinh ở các khối lớp dưới trung học phổ thông. Thay vào đó, giáo viên có trách nhiệm đánh giá học sinh theo từng môn học tương ứng với các tiêu chí trong chương trình giảng dạy.
Kỳ thi quốc gia duy nhất là kỳ thi tuyển sinh được tổ chức vào cuối năm trung học phổ thông. Các trường đại học sẽ nhận sinh viên dựa trên kết quả bài kiểm tra này kết hợp với bài thi đầu vào.
Hệ thống giáo dục Phần Lan bao gồm:
Giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ: được cung cấp cho trẻ trước khi bắt đầu giáo dục bắt buộc
Giáo dục tiền tiểu học: được cung cấp cho trẻ em trong năm trước khi bắt đầu giáo dục bắt buộc
Giáo dục cơ bản chín năm (trường học toàn diện): là giáo dục bắt buộc
Giáo dục trung học phổ thông: là giáo dục trung học phổ thông hoặc giáo dục - đào tạo nghề
Giáo dục đại học: được cung cấp bởi các trường đại học và đại học khoa học ứng dụng.
Hơn nữa, giáo dục người lớn hơn tuổi học cơ bản luôn có sẵn ở tất cả các cấp.
Giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ trước khi giáo dục bắt buộc bắt đầu
Giáo dục nhà trẻ (GDNT) kết hợp giáo dục, giảng dạy và chăm sóc theo cách có hệ thống và định hướng mục tiêu. Mục tiêu của GDNT là thúc đẩy trẻ em phát triển, sức khỏe và phúc lợi cũng như cải thiện phản xạ trẻ em cho việc học được hoàn thiện.
Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cung cấp GDNT cho trẻ dưới tuổi đi học và phụ huynh cần trả một khoản học phí nhỏ. Lệ phí được xác định dựa trên thu nhập, quy mô gia đình và thời lượng đứa trẻ ở GDNT. Hướng dẫn chương trình giảng dạy quốc gia về giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ ở Phần Lan được phê duyệt bởi Cơ quan Giáo dục Quốc gia Phần Lan.
Giáo dục tiền tiểu học cho trẻ em trong năm trước khi bắt đầu giáo dục bắt buộc
Mục tiêu của Giáo dục mầm non (GDMN) là cải thiện cơ hội học tập và phát triển của trẻ. GDMN đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị chuyển tiếp từ GDMN lên Giáo dục cơ bản.
Kể từ năm 2015, việc tham gia vào GDMN là bắt buộc đối với tất cả trẻ em ở Phần Lan và được cung cấp miễn phí. Người có quyền nuôi con phải đảm bảo rằng trẻ tham gia vào GDMN hoặc các hoạt động tương ứng khác đáp ứng được các mục tiêu đặt ra cho GDMN.
Chương trình giảng dạy trọng tâm của GDMN được Cơ quan Giáo dục Quốc gia Phần Lan phê duyệt, hướng dẫn lập kế hoạch nội dung và các nền tảng làm cơ sở để soạn thảo chương trình giảng dạy tại địa phương.
Giáo dục cơ bản là giáo dục bắt buộc được xem như trường học toàn diện
Giáo dục cơ bản gồm chín năm (trường học toàn diện) là bắt buộc đối với tất cả trẻ em từ 7 đến 16 tuổi. Giáo dục bắt buộc bắt đầu vào năm trẻ lên 7 và kết thúc khi giáo trình cơ bản hoàn thành hoặc sau 10 năm kể từ khi trẻ bắt đầu chương trình giáo dục bắt buộc.
Mọi trẻ em thường trú tại Phần Lan phải tham gia giáo dục cơ bản và được miễn học phí bao gồm cả bữa ăn miễn phí tại trường.
Giáo dục phổ thông và dạy nghề phổ thông thay thế sau giáo dục cơ bản
Sau khi hoàn thành giáo dục cơ bản chín năm bắt buộc, những người trẻ tuổi có thể tiếp tục lựa chọn theo 1 trong 2 hướng: Giáo dục trung học phổ thông (GD THPT) hoặc Giáo dục - đào tạo nghề.
GD THPT (lukio trong tiếng Phần Lan) cung cấp giáo dục phổ thông và học sinh chưa đủ trình độ cho một nghề nghiệp cụ thể nào.
Kết thúc chương trình GD THPT, học sinh dự kỳ thi tuyển sinh quốc gia. Những người vượt qua kỳ thi tuyển sinh đủ điều kiện để đăng ký học tiếp tại các trường đại học, đại học khoa học ứng dụng và các cơ sở dạy nghề. GD THPT được thiết kế thường phải mất 3 năm để hoàn thành.
Những người có trình độ trung cấp nghề hoàn thành các kỹ năng nghề cơ bản trong một lĩnh vực cụ thể và năng lực chuyên môn cần thiết trong cuộc sống làm việc thực tế. Phạm vi của trình độ chuyên môn là 120 tín chỉ và phải mất 3 năm học tập toàn thời gian.
Sau khi hoàn thành trình độ trung cấp nghề, học sinh có thể nâng lên trình độ THPT nghề, trình độ chuyên môn cao và trình độ nghề chuyên nghiệp.
Trình độ chuyên môn cao và nghề chuyên nghiệp khi hoàn thành sẽ được cấp bằng dựa trên năng lực. Các cơ sở dạy nghề hướng dẫn trên cơ sở thực tế và được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Đào tạo cụ thể tại nơi làm việc là một phần thiết yếu của quá trình học. Sau khi hoàn thành trình độ nghề, học sinh có thể tiếp tục học lên giáo dục đại học.
Hệ thống giáo dục đại học Phần Lan bao gồm các trường đại học và đại học khoa học ứng dụng
Nhiệm vụ của các trường đại học là tiến hành nghiên cứu khoa học và cung cấp giáo dục dựa trên lĩnh vực khoa học đó. Các trường đại học khoa học ứng dụng (UAS) cung cấp giáo dục thực tế hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Các trường đại học cung cấp giáo dục khoa học và nghệ thuật cao hơn, cấp bằng lần lượt theo trình độ cử nhân và thạc sĩ và tiến sĩ. Các trường đại học khoa học ứng dụng (UAS) cấp bằng cử nhân và thạc sĩ theo hệ khoa học ứng dụng.
Thời gian hoàn thành bằng cử nhân tại một trường đại học là 3 năm và đối với bằng thạc sĩ là tối thiểu 2 năm. Việc hoàn thành bằng cấp đại học khoa học ứng dụng (UAS) thường mất từ 3,5 đến 4,5 năm.
Giáo dục và đào tạo người lớn trên tinh thần học tập suốt đời
Giáo dục và đào tạo người lớn bao gồm cấp chứng chỉ, cấp bằng, đào tạo chuẩn bị cho bằng cấp chuyên môn, đào tạo học nghề, tiếp tục giáo dục cập nhật và mở rộng các kỹ năng chuyên môn, nghiên cứu các chủ đề liên quan đến kỹ năng công dân, kỹ năng sống và xã hội, nghiên cứu các nghề thủ công và các môn học khác nhau trên cơ sở giải trí.
Du học Phần Lan qua lời kể của du học sinh
Hôm nay tôi rất vui mừng khi có cơ hội được ngồi nói chuyện với bạn Bảo Trân, sinh viên ngành kinh tế tại thành phố của Phần Lan.
Tôi cũng như các bạn đang háo hức chờ đợi những chia sẻ của bạn Bảo Trân về những kinh nghiệm thú vị mà bạn muốn chia sẻ khi du học tại đất nước tươi đẹp Phần Lan. Chắc chắn sẽ là kinh nghiệm thú vị cho bạn nào muốn đi du học tại đất nước có bản đồ hình cô gái này.
Chào Bảo Trân, bạn về Việt Nam được lâu chưa, đợt này bạn có về lâu không ?
Chào chị, em cũng mới về Việt Nam được một tuần, tuần vừa rồi em dành thời gian đi thăm hỏi sức khỏe mọi người và bạn bè thế nên em thấy rất là vui, lần này em được về khoảng gần 1 tháng nhân dịp kì nghỉ đông tại Phần Lan.
Bạn có thể cho các bạn biết lý do tại sao bạn lại chọn du họcPhần lan không ?
Ban đầu mình chỉ muốn du học thôi, mình biết chút tiếng anh nữa nên muốn du học ở Châu Âu, chứ cũng không xác định là Phần Lan. Sau khi quen 1 bạn cùng trường chuẩn bị đi du học tại Phần Lan, mình tìm hiểu kỹ hơn và thấy thích thú. Và quả thật, Phần Lan đã không làm mình thất vọng, đây là một đất nước vô cùng yên bình và con người lại rất thân thiện.
Học phí ở Phần Lan có đắt đỏ lắm không?
Ở Phần Lan chẳng ai phải đóng học phí cả.Chính phủ hỗ trợ rất nhiều vào đào tạo và khuyến khích học nữa. Học sinh, sinh viên đến trường đều được miễn phí 100% học phí từ cấp bậc tiểu học cho tới thạc sỹ. Chính vì vậy mà du học ở Phần lan mình không hề lo lắng đến học phí .
Bạn thấy cuộc sống bên Phần Lan thế nào?